Hướng đạo bị cấm bởi chính phủ Vấn đề gây tranh cãi và xung đột của Hướng đạo

Hướng đạo đã từng bị cấm tại một vài quốc gia và hiện nay vẫn còn bị cấm tại một số trong các quốc gia đó. Hướng đạo bị cấm gần như tại tất cả các quốc gia cộng sản, đa số các quốc gia phát xit, và một số quốc gia có các chế độ độc tài như Afghanistan dưới thời Taliban, MalawiIran. Việc cấm đoán đã khiến Hướng đạo hoạt động lén lút tại các quốc gia như Ba Lan, Tây Ban Nha thời Franco, và Nam Tư. Liên Xô cấm Hướng đạo năm 1922 và rồi thành lập một tổ chức riêng là Thiếu niên Tiền phong Liên Xô. Tổ chức này sinh ra Phong trào Tiền phong mà hiện nay vẫn còn tồn tại trong một số hình thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cuba, Triều Tiên, Việt Nam, và Tajikistan.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức, Ý, Nhật, Hungary, và România từng cấm Hướng đạo. Thay vào đó, Đức lập các tổ chức Thiếu niên Hitler; Mussolini có một tổ chức thiếu niên phát xít là Balilla; và Romania dưới thời Thiết Vệ binhStrăjeria.

Hiện nay, các quốc gia không có các tổ chức Hướng đạo được công nhận bên ngoài là Cuba, Triều Tiên, Lào, Myanma, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (trừ các đặc khu hành chánh là Hong KongMacau).

Cuba

Các liên đoàn Hướng đạo đầu tiên của Cuba được thành lập vào năm 1914. Trong những năm tiếp theo có thêm nhiều liên đoàn địa phương lần lượt xuất hiện nhưng vẫn chưa liên kết với nhau thành một hội Hướng đạo quốc gia cho đến năm 1927 khi Hội Hướng đạo Cuba (ASC) được thành lập. Cũng năm ấy hội đã trở thành thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM). Trong những năm đầu, Hướng đạo Cuba gần như theo sát mô hình của Hội Nam Hướng đạo Mỹ.

Hướng đạo Cuba tiếp tục tồn tại cho đến thập niên 1960 và phải ngưng hoạt động sau Cách mạng Cuba năm 1959. Khi ấy các Hướng đạo sinh Cuba thực hiện một số công việc khác nhau như điều khiển giao thông, thu gom thực phẩm, phụ giúp các bệnh viện và thiết lập các trạm sơ cứu. Năm 1961, Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới chấm dứt công nhận hội viên của Hướng đạo Cuba vì cho rằng họ đã không còn tồn tại. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba đã thay thế hội này bằng Tổ chức Tiền phong José Martí.

Cuba hiện nay là một trong 6 nước độc lập trên thế giới không có Hướng đạo. Cuba cũng từng là cựu thành viên của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới với tên gọi là Asociación de Guías de Cuba nhưng đã không được nhắc đến kể từ năm 1969.

Đức

Hướng đạo ở Đức bắt đầu từ năm 1909. Sau này Hướng đạo Đức tham gia vào Phong trào Thiếu niên ĐứcWandervogel cũng là một thành viên của phong trào này. Hướng đạo Đức phát triển mạnh cho đến năm 1934-1935, khi mà gần như tất cả các hội bị giải tán và những thành viên của các hội phải gia nhập vào Thiếu niên Hitler. Ở Tây ĐứcTây Berlin, Hướng đạo được tái hoạt động trở lại sau 1945, nhưng nó vẫn bị cấm ở Đông Đức cho đến 1990 để nhường lại cho Tổ chức Tiền phong Ernst ThälmannHội Thiếu niên Đức Tự do (FDJ). Hiện nay, Hướng đạo hiện diện mọi nơi ở Cộng hoà Liên bang Đức thống nhất và gồm có khoảng 150 hội và liên hội khác nhau với khoảng 260.000 nam Hướng đạo sinh và nữ Hướng đạo sinh.

Nga

Năm 1908, cuốn sách Hướng đạo cho nam của Baden-Powell được xuất bản ở Nga theo lệnh của Sa hoàng Nikolai II. Năm 1909, đoàn Hướng đạo Nga đầu tiên được tổ chức và năm 1914, một hội có tên là Hướng đạo Nga được thành lập. Hướng đạo nhanh chóng được nhân rộng khắp nước Nga cho đến tận Siberia.

Sau Cách mạng tháng 10 năm 1917 và trong cuộc Nội chiến Nga từ 1917 đến 1921, phần lớn các huynh trưởng Hướng đạo và các Hướng đạo sinh đã chiến đấu trong lực lượng Bạch Vệ và các lực lượng can thiệp chống lại Hồng quân. Một số Hướng đạo sinh khác đứng về phía 'Bolshevik' dẫn đến việc thiết lập các tổ chức giống Hướng đạo nhưng có hệ tư tưởng thay đổi, thí dụ như ЮК (Юные Коммунисты, hay những người cộng sản trẻ; phát âm là yuk).

Giữa năm 1918 và 1920, các Đại hội Thanh thiếu niên Cộng sản Liên bang Nga lần thứ hai, ba, và bốn quyết định xóa bỏ phong trào Hướng đạo và thành lập một tổ chức theo kiểu cộng sản mà đưa thanh thiếu niên dưới quyền kiểm soát của nó. Năm 1922, Hội nghị Komsomol toàn-Nga lần thứ hai quyết định thành lập các đơn vị Tiền phong trên cả nước; các đơn vị này sau đó được thống nhất trong cùng năm đó thành Tổ chức Thiếu niên Tiền phong Liên Xô.

Liên Xô (USSR), bao gồm nước Nga, được thành lập năm 1922 và bị giải thể năm 1991. Năm 1990, Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga cùng với Boris Yeltsin với tư cách chủ tịch tuyên bố chủ quyền Nga đối với lãnh thổ Nga.

Tổ chức Thiếu niên Tiền phong bị giải tán năm 1990 và cùng năm đó phong trào Hướng đạo bắt đầu tái xuất hiện khi chính phủ buông lỏng hạn chế và cho phép các tổ chức thanh thiếu niên được thành lập để thay thế chỗ trống bỏ lại của Thiếu niên Tiền phong. Một số lãnh đạo củ của Thiếu niên Tiền phong thành lập các liên đoàn Hướng đạo. Có một số vấn đề gây tranh cãi về động cơ tham dự của những người này (xem Các vấn đề gây tranh cãi đối với Vùng Hướng đạo Âu-Á).

Hội Hướng đạo Nga hiện nay là thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM). Nó là một hội Hướng đạo đồng giáo dục và có khoảng 13.920 thành viên tính đến năm 2004.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vấn đề gây tranh cãi và xung đột của Hướng đạo http://www.cbc.ca/news/story/1999/12/08/badenpowel... http://www.cbc.ca/news/story/2000/09/07/ott_scout0... http://scouteh.ca/ http://gtc.scouts.ca/resources/council_notes/09sep... http://atheism.about.com/b/a/258300.htm http://www.ohioswallow.com/bookinfo.php?book_id=08... http://sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/n/a/2006/... http://www.whitehouse.gov/infocus/iraq/decade/sect... http://www.inquiry.net/ideals/b-p/religion.htm http://www.bsa-discrimination.org/